Tình trạng mái tôn bị dột là vấn đề thường xuyên xảy ra, đặc biệt là đối với các hộ gia đình sống ở nơi bị ảnh hưởng bởi mưa bão. Vậy tại sao mái tôn có chất lượng tốt, độ bền cao nhưng sau một thời gian sử dụng lại bị dột?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân mái tôn bị dột và cách sửa máy tôn dột một cách nhanh chóng nhất.
Nguyên nhân dột mái tôn
Mái tôn dù có chất lượng cao tới đâu nhưng là bộ phận chịu tác động trực tiếp của môi trường. Chính vì thế, mái tôn không tránh khỏi những lỗi trong quá trình sử dụng. Vậy đâu những nguyên nhân khiến mái tôn bị dột là gì? Điểm danh các nguyên nhân chính sau:
- Thi công mái tôn ẩu, kém chất lượng, không đúng kỹ thuật khiến mái tôn bị xô và gây dột.
- Gia chủ lựa chọn mái tôn chất lượng kém, trong khi môi trường của công trình nhà ở khắc nghiệt hơn mức bình thường.
- Lượng mưa lớn và kéo dài, có độ axit lớn làm ăn mòn mái tôn, trong khi mái tôn đã được thi công khoảng 15 năm trước.
- Lỗ đinh vít bị lỏng gioăng cao su làm nước len lỏi vào trong lỗ đinh gây dột khi mưa lớn kéo dài.
- Tôn bị trầy xước trong quá trình vận chuyển làm các vị trí này bị ăn mòn theo thời gian, gây ra thủng và dột.
- Va đập của dị vật lên trên mái tôn như cành cây, chậu hoa,… đều khiến mái tôn bị biến dạng, thủng, gây rò gỉ không đáng có.
- Ở các điểm tiếp giáp giao nhau, các sóng tôn bị tràn gây dột.
- Mái tôn hai nhà liền kề tiếp giáp làm tràn máng gây ra dột.
Nhận biệt vị trí mái tôn dột
Trước khi xử lý mái tôn bị dột, bạn cần phải nhận diện được các vị trí dột thông qua quan sát và kiểm tra định kỳ. Điều này khá quan trọng để bạn có thể xác định chính xác được vị trí mái tôn dột. Sau đó sẽ có cách xử lý tối ưu nhất.
Đầu tiên, bạn cần phải quan sát trực tiếp bằng mắt thường. Cụ thể, trời mưa là thời điểm lý tưởng để bạn có thể xác định chính xác được vị trí dột. Tiếp đó, bạn cần phải đánh dấu, tránh bị quên khi bắn đầu tiến hành sửa chữa. Điều này khá quan trọng vì chỉ khi đánh dấu, bạn mới biết được chính xác là mái tôn bị dột bao nhiêu chỗ. Từ đây, bạn mới mua đủ được vật tư xử lý dột sao cho hiệu quả nhất.
Thứ hai, mái tôn cần được kiểm tra định kỳ 2 năm/lần, đặc biệt trước thời gian mưa bão. Điều này cũng góp phần giúp cho bạn đảm bảo được sự an toàn cho các thành viên trong gia đình trước thời tiết khắc nghiệt. Khi kiểm tra, bạn cần quan sát tất cả các điểm mà bạn nghi ngờ có thể bị dột, kể cả các vị trí dột đã xử lý hoặc sự xuống cấp của các mũi đinh, điểm mái bị gỉ nặng. Tất cả những vị trí này đều là nguy cơ gây dột mái tôn bất cứ lúc nào.
Cách xử lý dột mái tôn
Tùy theo nguyên nhân gây ra dột mái tôn mà bạn sẽ có cách xử lý mái tôn không giống nhau để cho hiệu quả cao nhất. Sau đây là những cách xử lý mái tôn dột theo tùy vị trí dột, cụ thể:
- Đinh vít gỉ: Trong trường hợp này bạn cần gia cố toàn bộ đinh bị lỏng bằng việc khoan bắn gia cố các đinh vít đã sử dụng lâu năm. Nhưng trước tiết, bạn cần bắn keo lại các lỗ đinh sau khi đã tháo những con vít cũ ra. Nguyên tắc là tháo đến đâu bắn luôn tới đó, tránh việc tháo đồng loạt làm mái tôn bị lệch lỗ đinh.
- Thủng ở sóng tôn chìm: Khi mái tôn bị thủng ở giữa tấm tôn, đặc biệt là ở sóng tôn chìm thì bạn cần xác định xem có phải vết xước nhỏ hay không. Nếu vết xước nhỏ, bạn hoàn toàn có thể dùng keo silicon dán mái tôn hoặc màng chống dột gia cố nào. Còn mái tôn thủng lớn từ 5 – 10cm, bạn cần phải dùng một miếng tôn khác vá lên hoặc màng chống dột khổ lớn để hạn chế tối đa mái tôn dột ở những lần sau.
- Dột ở nơi tiếp giáp: Khi ở nơi tiếp giáp giữa hai mái tôn bị hở hoặc khoảng cách tiếp giáp này quá ngắn, bạn chỉ cần bắn keo kín vào nơi tiếp giáp này. Từ đây, nước mưa sẽ không rò gỉ ở vị trí này nữa.
Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn xử lý dột mái tôn hiệu quả nhất. Cần tư vấn thêm về cách chống dột hoặc xử lý mái tôn dột, bạn có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.
Cơ Khí Trần Mười
Địa chỉ: 5 Trịnh Đình Trọng, Phường 5, Quận 11, TP.HCM
Điện thoại: 0972167499
Website: https://suacuasattainha.vn